Image default

Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM | NGÀNH KIẾN TRÚC 2019

NGÀNH KIẾN TRÚC 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM (MÃ TRƯỜNG: QSB)

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2019

NGÀNH KIẾN TRÚC

Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Kiến trúc với tổ hợp môn V00 (Toán, Lý, Vẽ) hoặc V01 (Toán, Văn, Vẽ). Trong đó, thí sinh phải dự thi môn Năng khiếu vẽ (Vẽ đầu tượng và Bố cục tạo hình) do trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM tổ chức và bài thi này phải đạt tối thiểu 5 điểm (không sử dụng kết quả môn Năng khiếu từ các trường khác).

Lịch trình thi môn năng khiếu

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Kiến trúc theo phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia

Đồng thời, thí sinh phải đăng ký và dự thi môn Năng khiếu do trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM tổ chức >> xem lịch trình 

Hướng dẫn về môn năng khiếu

I. Mục đích

Tuyển chọn thí sinh vào ngành Kiến trúc, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa.

II. Mục tiêu

Tuyển chọn thí sinh có:

– – Khả năng phác họa nhanh vật quan sát ;
– – Kỹ năng miêu tả hình khối vật quan sát với nhiều góc nhìn khác nhau ;
– – Kỹ năng biểu lộ được chất cảm của vật quan sát ;

–       – Tư duy sáng tạo;

–       – Khả năng bố cục tạo hình;

–       – Khả năng hoàn chỉnh bài làm.

III. Hướng dẫn chung

–       – Đề thi: gồm 2 phần thi, phần 1 là Vẽ đầu tượng, phần 2 là Bố cục tạo hình;

–       – Bài thi: là bài phải có đầy đủ giấy làm bài thi phần 1 và giấy làm bài thi phần 2, phải được thể hiện bằng dụng cụ làm bài thi, phải còn nguyên các giấy phách trên đó có đầy đủ thông tin của thí sinh và chữ ký 2 giám thị, và phải được nộp đúng thời gian thi;

–       – Dụng cụ làm bài thi: là bút chì để vẽ, dây rọi, que đo, tẩy, kéo nhỏ, keo dán giấy, khăn lau tay, bút bi để ghi thông tin lên giấy phách;

–      – Thời gian thi: tổng thời gian thi là 240 phút, thí sinh làm bài phần 1 hay phần 2 trước đều được;

–      – Chỗ ngồi làm bài thi: Thí sinh được phép tự chọn chỗ ngồi phù hợp tại không gian trống trong phòng thi để làm bài thi. Ghế ngồi đã được chuẩn bị đầy đủ cho thí sinh tự chọn. Thí sinh nào không trật tự, làm ảnh hưởng đến thí sinh khác khi chọn chỗ ngồi làm bài thi và trong thời gian thi thì bắt buộc      theo sự bố trí của Cán bộ coi thi;

–       – Yêu cầu chung: được công bố trong Hướng dẫn thông tin tuyển sinh để tham khảo, yêu cầu cụ thể sẽ được công bố chính xác trong đề thi;

–       – Thang điểm: bài thi sẽ được chấm theo thang điểm được công bố trong phần Đề thi;

–       – Thí sinh không được đánh dấu lên giấy làm bài thi bằng cách gấp hình vẽ, viết chữ bằng bút chì, viết vẽ thêm bằng bút bi, hay đánh dấu bằng bất kỳ hình thức khác biệt nào. Thí sinh tự lực làm bài thi.

IV. Đề thi

Phần 1: Vẽ Đầu Tượng

–       Thời gian thi: 210 phút.

–       Mô tả đầu tượng: Đầu tượng người lớn, kích thước gần bằng kích thước người thật, được làm bằng thạch cao. Đầu tượng được đặt trên bục kê đầu tượng, được bố trí tại vị trí đủ ánh sáng trong phòng thi. Xung quanh tượng là không gian trống.

–       Yêu cầu:

o   Trên 1 mặt giấy làm bài thi, vẽ 2 hình vẽ đầu tượng với 2 góc nhìn khác nhau (không cần vẽ phần bục kê đầu tượng);

o   Thể hiện được chất cảm của đầu tượng;

o   Bố cục hình vẽ (là sắp xếp 2 hình vẽ theo tỷ lệ tương đương nhau, trên 1 mặt giấy ngang hay dọc sao cho phù hợp với khổ giấy làm bài thi);

–       Thang điểm phần 1: Tổng là 4 điểm khi thí sinh đạt được :

o   Dựng hình (1 điểm): đúng tương quan tỉ lệ giữa các phần, đúng đặc điểm, đúng trục, đúng hướng của đầu tượng;

o   Bố cục (1 điểm): sắp xếp, bố cục 2 hình vẽ rõ ràng, nhưng hài hòa giữa hình chính và phụ trên tờ giấy làm bài;

o   Ánh sáng, sắc độ (1 điểm): thể hiện đúng hướng ánh sáng chính phụ, và tương quan sắc độ đậm nhạt của mẫu tượng;

o   Đường nét (1 điểm): đường nét thể hiện cứng, chắc tay, khoáng đạt, sạch sẽ và không cẩu thả.

Phần 2. Trang trí Bố cục

Mô tả: Thí sinh sẽ được cung cấp các hình vẽ khác nhau, trong đó có màu đen, xám và trắng, được in trên 1 mặt của tờ giấy A4.

Chủ đề: (sẽ nhận theo đề thi)

Yêu cầu làm bài thi:

–   Thí sinh làm bài theo chủ đề trên trên giấy làm bài thi Phần 2 khổ A3

– Thí sinh phải dùng hàng loạt số hình cho sẵn trong tờ giấy A4 ( phát cùng đề thi ). Tự do giải quyết và xử lý những hình ảnh đó ( cắt, xé, dán, ghép, vv. ) để sắp xếp và bố cục tổng quan trên tờ giấy làm bài. Có thể dán chồng những hình lên nhau, nhưng không được làm che khuất toàn bộ hình dán bên dưới. Toàn bộ bố cục tổng quan trang trí buộc phải nằm trong khung được xác lập sẵn của tờ giấy làm bài

–   Với mỗi hình cho sẵn, thí sinh không được cắt ra nhiều hơn 3 mảnh.

Thang điểm:

–  Sáng tạo (4 điểm): chủ đề được thể hiện một cách thông minh, sắc sảo, tạo được cho người xem những cảm xúc ngạc nhiên, thích thú;

–  Bố cục, sắp đặt (2 điểm): ý tưởng được xử lý tinh tế thông qua việc cắt, dán, ghép, và tận dụng triệt để độ đậm nhạt, cũng như hình dáng từ các hình cho sẵn để sắp xếp, bố cục đạt hiệu quả cao nhất của chủ đề.

Bài liên quan

Đại học Văn Lang thông báo nhận hồ sơ đăng ký học bạ đợt 2 và c điểm thi Đánh giá Năng lực ĐHQG

khoikythuat

Kiến trúc sư – Wikipedia tiếng Việt

khoikythuat

Học phí của các trường đại học và chính sách học phí học bổng

khoikythuat