MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức
– Đặc điểm sinh vật học và các nguyên tắc cơ bản trong phân loại và nhận biết các loài thực vật, động vật, côn trùng và vật gây bệnh cây rừng.
– Nguyên lý, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
– Kiến thức cơ bản về xã hội, về pháp luật, chính sách phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
– Đạt trình độ B1 tiếng Anh hoặc chứng chỉ tương đương. Có kiến thức về tin học ứng dụng trong xử lý văn bản, xử lý số liệu, trình diễn kết quả học tập và nghiên cứu khoa học.
– Có khả năng tự học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, đủ điều kiện về chuyên môn để học tiếp bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong và ngoài nước
Kỹ năng
– Nhận biết và phân loại được các loài thực vật rừng phổ biến, các loài có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn. Sử dụng khóa định loại động vật, nhận biết và mô tả được động vật rừng thuộc lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú của Việt Nam. Nhận biết và mô tả được các loài sâu bệnh hại chủ yếu.
– Điều tra, đánh giá, giám sát diễn biến tài nguyên rừng bao gồm tài nguyên thực vật, động vật, côn trùng, nấm, vi sinh vật. Điều tra đánh giá xói mòn đất và nguồn nuớc vùng đầu nguồn và ven biển.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý lưu vực, quản lý môi trường phục vụ công tác: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài nguy cấp; Bảo vệ thực vật; phòng chống xói mòn và điều hòa nguồn nước cho vùng đầu nguồn; Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý lửa rừng.
– Có khả năng tuyên truyền và thực thi chính sách, pháp luật về lâm nghiệp.
– Giao tiếp và làm việc theo nhóm. Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng phổ biến trong quản lý tài nguyên và quản lý môi trường.
Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng đọc bản đồ
Bạn đang đọc: Ngành Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
– Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp
– Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường …
– Các doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…
– Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…
– Các tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…
– Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
– Thực tập sinh tại nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Israel…
Sinh viên Khoa Lâm nghiệp thực tập sinh tại Isarel
THÔNG TIN KHÁC
https://ln.huaf.edu.vn/2018/10/25/co-hoi-viec-lam-cho-sinh-vien-khoa-lam-nghiep-sau-khi-tot-nghiep/
https://ln.huaf.edu.vn/2018/11/05/co-hoi-viec-lam-danh-cho-sinh-vien-nganh-quan-ly-tai-nguyen-rung-2/
https://ln.huaf.edu.vn/2018/11/05/co-hoi-viec-lam-nganh-quan-ly-tai-nguyen-rung/Xem thêm những thời cơ việc làm cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừng tại đây :
Source: https://khoinganhkythuat.com
Category : Điểm chuẩn