Image default

ĐH Duy Tân trong Top 401-500 thế giới về ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử

ĐH Duy Tân trong Top 401-500 thế giới về ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử - Ảnh 1.

Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân nằm trong Top 401 – 500 thế giới và đứng ở Top đầu tại Việt Nam

Trong đó, ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân nằm trong Top 401-500 thế giới và đứng trong Top đầu của Việt Nam.

Ngoài ra, ĐH Duy Tân còn có thêm lĩnh vực Toán học cũng nằm trong Top 401-500 thế giới và vượt trội là ngành Khoa học Máy tính – Kỹ thuật Máy tính được xếp trong Top 301-400 thế giới (cùng với ĐH Tôn Đức Thắng – là 2 trường của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng này).

ĐH Duy Tân hiện đang có các vị trí xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng thế giới như QS Rankings, CWUR, URAP, Webometrics… và mới đây nhất là ShanghaiRanking.

Thành công này bắt nguồn từ những nỗ lực của nhà trường trong việc kiểm định chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường nghiên cứu và phát triển nhiều ngành học, trong đó đặc biệt là các nhóm ngành Kỹ thuật – công nghệ.

Có thể nói xếp hạng cao của ĐH Duy Tân ở ngành Điện – Điện tử trên Bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải bắt nguồn từ:

– Chương trình và cơ sở vật chất đào tạo chất lượng, đạt chuẩn Kiểm định ABET, Mỹ.

– Nội dung học tập được “nhập khẩu” trong khi đội ngũ giảng viên được huấn luyện bởi ĐH Purdue (Northwest).

– Nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu khoa học ở mảng Điện – Điện tử mà gần đây, tạp chí Mạng Công nghiệp và hệ thống thông minh (EAI Endorsed Transactions on Industrial Networks and Intelligent Systems) của ĐH Duy Tân đã được liệt kê vào danh mục SCOPUS.

Đây là tạp chí đầu tiên và duy nhất của một cơ sở giáo dục hay nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam được vào danh mục SCOPUS.

Chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đạt chuẩn ABET

Chương trình đào tạo ở một số ngành tại ĐH Duy Tân đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET, chuẩn “vàng” về chất lượng đào tạo các ngành nghề Công nghệ – Kỹ thuật của Mỹ.

Điển hình là ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử (EEE) đã được Hội đồng Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật – Công nghệ (Mỹ) công nhận vào cuối tháng 8-2020 vừa qua, dựa trên kết quả của chuyến thăm kiểm định từ ngày 24 đến 26-11-2019.

ĐH Duy Tân trong Top 401-500 thế giới về ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử - Ảnh 2.

Các chuyên gia đánh giá ABET trong buổi làm việc tại Trường ĐH Duy Tân

Chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đã đáp ứng 100% các tiêu chí kiểm định Tổ chức Kiểm định ABET.

TS. Hà Đắc Bình – Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật (SET) thuộc ĐH Duy Tân khẳng định: “Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử (EEE) đạt chuẩn kiểm định ABET là thước đo về chất lượng đào tạo và cũng là tấm ‘vé’ để Khoa Điện – Điện tử, ĐH Duy Tân bước vào sân chơi quốc tế trong lĩnh vực đào tạo các ngành Kỹ thuật và Công nghệ.

Cùng với niềm tự hào được học chương trình đã đạt kiểm định ABET, sinh viên sẽ được thụ hưởng chất lượng đào tạo tốt nhất từ cơ cấu chương trình, tài liệu học tập, trình độ người dạy cho đến cơ sở vật chất hiện đại với mức học phí hợp lý.

Do vậy, các trường đại học ở Việt Nam tham gia các kiểm định quốc tế có uy tín và được thừa nhận rộng rãi nói chung, kiểm định ABET nói riêng, sẽ có thuận lợi rất lớn trong hội nhập với giáo dục quốc tế và thị trường lao động toàn cầu. Người học sẽ có nhiều lợi thế sau khi tốt nghiệp và sẵn sàng tham gia vào thị trường nhân lực chất lượng cao”.

Học chương trình “nhập khẩu” từ ĐH Purdue (Northwest), Mỹ

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, từ nhiều năm trước, ĐH Duy Tân đã hợp tác với ĐH Purdue Northwest – là 1 trong 8 hệ thống đại học hàng đầu ở Mỹ về đào tạo các ngành nghề Kỹ thuật & Công nghệ (theo U.S. News 2020).

Sinh viên theo học các chương trình tiên tiến và quốc tế ở ĐH Duy Tân sẽ được tiếp cận với các nội dung đào tạo được cập nhật thường xuyên nhất từ trường đại học đối tác bên Mỹ đã chuyển giao và huấn luyện cho giảng viên ĐH Duy Tân.

ĐH Duy Tân trong Top 401-500 thế giới về ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử - Ảnh 3.

Các giảng viên ĐH Duy Tân tham gia tập huấn chuyên môn tại ĐH Purdue Northwest

Dựa trên điểm mạnh này, Hội đồng Kiểm định ABET đã ghi nhận và đánh giá chương trình Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại ĐH Duy Tân: “Nhà trường đã áp dụng một chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên việc giảng dạy tích hợp các dự án xuất sắc nhằm hỗ trợ cho sinh viên lĩnh hội được các kiến thức thông qua việc chủ động khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn của thế giới.

Chương trình đào tạo đã tích hợp những nguyên tắc của CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng – Design/Thiết kế – Implement/Triển khai – Operate/Vận hành) trải dài trong 5 môn học. Đội ngũ giảng viên của chương trình đã thể hiện năng lực và khả năng thực hiện các nguyên tắc CDIO trong chương trình giảng dạy một cách xuất sắc thông qua các báo cáo trình bày tại nhiều hội nghị về CDIO trên toàn thế giới.

Sinh viên của chương trình đã được chuẩn bị tốt cho việc thực hành kỹ thuật thông qua quá trình tham gia vào các cuộc thi CDIO Academy, nơi trưng bày và thi đấu các sản phẩm của sinh viên theo mô hình CDIO”.

Mở rộng nhiều ngành học thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử, Tự động hóa, Cơ khí,…

Bên cạnh các ngành vốn là truyền thống như Điện tử – Viễn thông, Điện Tự động, Cơ Điện tử, ĐH Duy Tân dựa trên thế mạnh vốn có đã mở ra thêm nhiều ngành học mới đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội như:

– Kỹ thuật Điện,

– Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa,

– Công nghệ Kỹ thuật Ô tô,

– Điện cơ Ô tô,

– Cơ khí Ô tô.

ĐH Duy Tân trong Top 401-500 thế giới về ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử - Ảnh 4.

Cơ sở vật chất hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên DTU theo học các ngành về Điện, Điện tử và Cơ khí

Trong đó, Điện cơ Ô tô và Kỹ thuật Điện là những chuyên ngành mới mở trong mùa tuyển sinh 2021 đang có những thuận lợi nhất định khi các doanh nghiệp Việt như: Công ty Ô tô Hòa Bình, Tập đoàn Auto Trường Hải tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), hay gần đây nhất là VinFast của Tập đoàn VinGroup ra đời đã đẩy mạnh giá trị thương hiệu ô tô Việt, thúc đẩy lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô phát triển mạnh mẽ, khiến nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong các ngành chế tạo và sản xuấtô tô tiếp tục tăng mạnh.

Do đó, các chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô và Điện cơ Ô tô của ĐH Duy Tân sẽ là những lựa chọn hàng đầu cho các sinh viên thích làm việc trong những lĩnh vực thiết kế, chế tạo, khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô,…

Xem thêm: Ngành thiết kế thời trang học những gì?

Đồng thời, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đang “ráo riết” tìm kiếm các kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Điện có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng.

Chương trình đào tạo chuyên ngành này ở ĐH Duy Tân được xây dựng dựa trên sự giao thoa giữa chuyên môn hệ thống điện và năng lượng tái tạo mà không nhiều trường ở Đà Nẵng hay khu vực miền Trung có điều kiện triển khai đào tạo.

Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện của Duy Tân sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong tất cả các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, trung tâm điều độ, vận hành hệ thống điện của các nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng…

ShanghaiRanking Consultancy là tổ chức nghiên cứu và tư vấn giáo dục đại học độc lập, xếp hạng tự động và bắt đầu công bố các bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới từ năm 2009.

Trong kỳ xếp hạng theo lĩnh vực năm 2021, chỉ có hơn 1.800 cơ sở giáo dục vinh dự được có tên trong bảng xếp hạng (trong tổng số 4.000 trường đại học thuộc 93 quốc gia và khu vực được xem xét).

Bảng xếp hạng theo lĩnh vực của ShanghaiRanking tập trung vào 5 nhóm ngành đào tạo, bao gồm: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Sự sống, Y khoa và Khoa học Xã hội.

Dữ liệu xếp hạng được thu thập từ các nguồn độc lập và được cung cấp bởi bên thứ 3 mà không sử dụng dữ liệu do các cơ sở giáo dục được xếp hạng cung cấp. Riêng dữ liệu bài báo sẽ được thu thập từ nguồn Web of Science và InCites và để được xếp hạng, các cơ sở giáo dục phải có số lượng bài báo nhất định tùy thuộc theo ngành/ lĩnh vực trong giai đoạn 5 năm.

Ngoài ra, dữ liệu khảo sát của ShanghaiRanking cũng được thực hiện khắt khe với sự tham gia của hơn 1.000 giáo sư từ các trường đại học hàng đầu thế giới. Các câu trả lời của họ là cơ sở để ShanghaiRanking lựa chọn 164 tạp chí xuất sắc nhất theo 48 chủ đề, 32 giải thưởng uy tín nhất thuộc 27 lĩnh vực và 26 hội nghị hàng đầu về Khoa học & Kỹ thuật Máy tính.

Chính vì thế phương pháp xếp hạng của Shanghai Ranking được xem là rất khách quan. Shanghai Ranking cùng với các bảng xếp hạng The Ranking và QS Ranking trở thành Top 3 Bảng xếp hạng các trường đại học và ngành đào tạo cóuy tín và được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.

5 tiêu chí xếp hạng của GRAS 2021 gồm:

– Q1: Số lượng bài báo của ngành/lĩnh vực thuộc nhóm Q1 trên Web of Sciences (ISI),

– CNCI: Chỉ số trích dẫn chuẩn hóa của ngành/lĩnh vực (CNCI) được thu thập từ InCites nhằm đo lường tác động của nghiên cứu,

– IC: Tỷ lệ % bài báo có đồng tác giả quốc tế của cơ sở giáo dục đối với ngành/lĩnh vực được đánh giá,

– Top: Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí được xếp hạng theo khảo sát của ShanghaiRanking’s Academic Excellence Survey,

– Award: Tổng số nhân viên của cơ sở giáo dục giành được các giải thưởng quan trọng như giải Nobel, Fields… trong các lĩnh vực học thuật kể từ năm 1981.

Bài liên quan

Phương án tuyển sinh Đại học Hàng Hải Việt Nam 2018

khoikythuat

Con gái có nên học ngành kỹ thuật?

khoikythuat

Tôi làm ‘công chúa điện tử’

khoikythuat