Theo ĐH Bách Khoa Hà Nội, điều kiện sơ loại

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc 03 môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT từ 20,0 trở lên. Trường sẽ kiểm tra điều kiện này dựa trên học bạ THPT (bản gốc) của thí sinh trúng tuyển khi đến Trường làm thủ tục nhập học.

Điều kiện sơ loại không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học.

ĐH Bách Khoa

Tổ hợp môn xét tuyển vẫn là các môn thuộc các khối thi truyền thống của Trường (A, A1, D1) và các tổ hợp ba môn khác (Toán-Hóa-Anh, Toán-Hóa-Sinh). Môn Toán được chọn là môn thi chính (hệ số 2) khi xét tuyển vào các nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ (mã KT và CN).

Thí sinh được phép đăng ký tối đa 02 nguyện vọng theo nhóm ngành vào trường ĐH Bách Khoa HN được liệt kê trong bảng dưới đây (gọi tắt là nguyện vọng ngành). Việc phân ngành (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện sau năm học thứ nhất trên cơ sở kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên. Bổ sung thêm các nhóm lớn (KT1x, KT2x, KT3x, KT4x, KT5x và KQx) nhằm tăng thêm khả năng lựa chọn nguyện vọng cho thí sinh.

Thí sinh có thể đăng ký 02 nhóm ngành cụ thể, thí dụ (1) BKA.KT11 và (2) BKA.KQ1, việc xét tuyển theo mức ưu tiên của nguyện vọng từ cao xuống thấp.

Thí sinh cũng có thể đăng ký nguyện vọng vào nhóm ngành lớn để tăng khả năng trúng tuyển, thí dụ: (1) BKA.KT21 và (2) BKA.KT1x. Nếu thí sinh không đạt điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào KT21, khi đó Trường sẽ ấn định cho thí sinh nguyện vọng 2 vào một trong các nhóm ngành thuộc KT1x (KT11,…, KT14) phù hợp nhất với kết quả thi của thí sinh.

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 là 6000, (trong đó dự kiến 100 chỉ tiêu liên thông từ cao đẳng chính quy của Trường lên Cử nhân công nghệ và 150 chỉ tiêu tuyển thẳng cho các đối tượng HS đạt giải cuộc thi HSG quốc gia, KHKT toàn quốc và dự bị dân tộc).

Danh mục các nhóm ngành và chỉ tiêu dự kiến năm 2016 như sau:

Mã xét tuyển Tên ngành đào tạo Chỉ tiêu dự kiến 2016 Môn

xét tuyển

KT1x KT11 Kỹ thuật cơ điện tử 200 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính, hệ số 2)

KT12 Kỹ thuật cơ khí 850
Kỹ thuật hàng không
Kỹ thuật tàu thủy
KT13 Kỹ thuật nhiệt 150
KT14 Kỹ thuật vật liệu 180
Kỹ thuật vật liệu kim loại
KT2x KT21 Kỹ thuật điện tử-truyền thông 530
KT22 Kỹ thuật máy tính 440
Truyền thông và mạng máy tính
Khoa học máy tính
Kỹ thuật phần mềm
Hệ thống thông tin
Công nghệ thông tin
KT23 Toán-Tin 100
KT24 Kỹ thuật điện-điện tử 530
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
KT3x KT31 Công nghệ sinh học 800 Toán, Lý, Hóa

Toán, Hóa, Sinh

Toán, Hóa, Anh

(Toán là Môn thi chính, hệ số 2)

Kỹ thuật sinh học
Kỹ thuật hóa học
Công nghệ thực phẩm
Kỹ thuật môi trường
KT32 Hóa học (Cử nhân) 80
KT33 Kỹ thuật in và truyền thông 50
KT4x KT41 Kỹ thuật dệt 170 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính, hệ số 2)

Công nghệ may
Công nghệ da giầy
KT42 Sư phạm kỹ thuật công nghiệp 60
KT5x KT51 Vật lý kỹ thuật 120
KT52 Kỹ thuật hạt nhân 60
CNx CN1 Công nghệ chế tạo máy 290
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Công nghệ kỹ thuật ô tô
CN2 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 460
Công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông
Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử
Công nghệ thông tin
CN3 Công nghệ thực phẩm 50 Toán, Lý, Hóa

Toán, Hóa, Sinh

Toán, Hóa, Anh

(Toán là Môn thi chính, hệ số 2)

KQx KQ1 Kinh tế công nghiệp 160 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Văn, Anh

Quản lý công nghiệp
KQ2 Quản trị kinh doanh 80
KQ3 Kế toán 80
Tài chính-Ngân hàng
TA1 Tiếng Anh KHKT và công nghệ 180 Toán, Văn, Anh

(Anh là môn thi chính, hệ số 2)

TA2 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế

Chú thích:

KT: Kỹ thuật (kỹ sư/cử nhân kỹ thuật), CN: Công nghệ (cử nhân công nghệ), KQ: Cử nhân KT/quản lý

Tuyển sinh vào các chương trình đào tạo quốc tế:

Mã xét tuyển Tên ngành-chương trình đào tạo Chỉ tiêu

dự kiến 2016

Môn

xét tuyển

QT1 QT1.1 Cơ điện tử – NUT

(ĐH Nagaoka – Nhật Bản)

80 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

(Riêng QT1.3 bổ sung thêm Toán, Lý, Pháp)

QT1.2 Điện tử -Viễn thông – LUH

(ĐH Leibniz Hannover – Đức)

50
QT1.3 Hệ thống thông tin – G.INP

(ĐH Grenoble – Pháp)

40
QT1.4 Công nghệ thông tin – LTU

(ĐH La Trobe – Úc)

60
QT1.5 Kỹ thuật phần mềm – VUW IT

(ĐH Victoria – New Zealand)

40
QT1.6 Kỹ thuật hóa học-chế biến khoáng sản – UQ ( ĐH Queensland – Úc) 30
QT1.7 Kỹ thuật Cơ khí – GU

(ĐH Griffith – Úc)

30
QT2 QT2.1 Quản trị kinh doanh – VUW

(ĐH Victoria – New Zealand)

60 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

Toán, Văn, Anh

(Riêng QT3.3 bổ sung thêm Toán, Lý, Pháp)

QT3 QT3.1 Quản trị kinh doanh – TROY BA

(ĐH Troy – Hoa Kỳ)

40
QT3.2 Khoa học máy tính – TROY – IT

(ĐH Troy – Hoa Kỳ)

40
QT3.3 Quản trị kinh doanh – UPMF

(ĐH Pierre Mendes France – Pháp)

40
QT4 QT4.1 Quản lý công nghiệp

Chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (Industrial System Engineering)

30

Học toàn thời gian và nhận bằng ĐHBK Hà Nội hoặc chuyển tiếp giai đoạn II ở nước ngoài và nhận bằng của Trường đối tác

Học phí: Khoảng 32 -40 triệu/năm học chia theo từng chương trình

Học toàn thời gian tại ĐHBK Hà Nội hoặc chuyển tiếp học ở nước ngoài và nhận bằng của Trường đối tác.

Học phí:

ĐH Troy: Khoảng 250 triệu/ toàn khóa 4 năm

ĐH UPMF: Khoảng 41 triệu/ năm

Chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại ĐHBK Hà Nội.

Học phí: Khoảng 45 triệu/năm

Theo Tiền phong, nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/dh-bach-khoa-chot-phuong-an-tuyen-sinh-nam-2016-1005991.tpo

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp 2016 nhanh và chính xác nhất tại kenhtuyensinh.vn

Xem thêm: Tuyển sinh đại học năm 2016 theo nhóm trường không còn khả thi?

Xem thêm: Ngành vật lý học ra trường làm gì?

Nguồn: Timviec365